Các giải pháp bảo mật mạng, an ninh thông tin

Thời đại ngày nay, chứng kiến sự phát triển thần tốc của internet cũng như các thiết bị công nghệ số. Sự phát triển này giúp các doanh nghiệp có thể lưu trữ hệ thống tin mật, cũng như thông tin và dữ liệu người dùng, khách hàng một cách dễ dàng hơn. Tuy nhiên, đi đôi với sự tiện lợi sẽ là những nguy hiểm tiềm ẩn từ các cuộc tấn công an ninh mạng, chính vì vậy các giải pháp bảo mật, phòng chống rủi ro an ninh thông tin ngày càng được chú trọng, quan tâm.

1. Giải pháp DLP (Data Loss Prevention)

Dữ liệu là yếu tố quan trọng nhất của các tổ chức hay doanh nghiệp. Nó quyết định đến các hoạt động kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp đó. Vì thế, nếu doanh nghiệp đánh mất dữ liệu thì sẽ có nguy cơ bị phá sản và ngừng hoạt động. Do đó, việc bảo vệ dữ liệu luôn được chú trọng và quan tâm hàng đầu hiện nay.

DLP

Giải pháp DLP cung cấp cho bạn khả năng bao quát dữ liệu nhạy cảm trong tổ chức của mình và giúp bạn thấy được người có thể gửi dữ liệu đó cho người dùng trái phép. Sau khi xác định phạm vi của các sự cố tiềm ẩn và thực tế, bạn có thể thực hiện thêm các tùy chỉnh để phân tích dữ liệu và nội dung nhằm tăng cường các biện pháp an ninh mạng
- Cải thiện khả năng bao quát và kiểm soát
Để ngăn chặn các mối đe dọa, bạn cần giám sát xem ai có quyền truy nhập vào nội dung gì và họ đang làm gì với quyền truy nhập đó. Ngăn chặn vi phạm và gian lận của người dùng nội bộ bằng cách quản lý danh tính kỹ thuật số của nhân viên, nhà cung cấp, nhà thầu và đối tác trên mạng, ứng dụng cũng như thiết bị của bạn
- Giám sát việc truy nhập và sử dụng dữ liệu
Hoạt động phân loại tự động sẽ thu thập thông tin, chẳng hạn như thời điểm tạo tài liệu, nơi lưu trữ tài liệu và cách chia sẻ tài liệu, để cải thiện chất lượng phân loại dữ liệu trong tổ chức của bạn. Giải pháp DLP sử dụng thông tin này để thực thi chính sách DLP, giúp ngăn chặn việc chia sẻ dữ liệu nhạy cảm với người dùng trái phép.
- Tự động phân loại dữ liệu
Tùy chỉnh giải pháp DLP của bạn để quét toàn bộ dữ liệu đi qua mạng của bạn, đồng thời chặn dữ liệu rời khỏi mạng qua email, được sao chép sang ổ đĩa USB, hay các phương tiện khác.
- Phát hiện và chặn hoạt động khả nghi
Khi bạn nắm được loại dữ liệu mình sở hữu và cách sử dụng dữ liệu trong tài sản kỹ thuật số thì tổ chức của bạn sẽ dễ dàng hơn khi xác định hành vi truy nhập trái phép vào dữ liệu và bảo vệ dữ liệu đó khỏi bị lạm dụng. Phân loại nghĩa là áp dụng các quy tắc để xác định dữ liệu nhạy cảm và duy trì chiến lược bảo mật dữ liệu tuân thủ.
- Phân loại và giám sát dữ liệu nhạy cảm
Lợi ích của DLP
DLP (Data Loss Prevention) là giải pháp bảo mật giúp xác định và ngăn chặn việc chia sẻ, truyền hoặc sử dụng dữ liệu nhạy cảm không an toàn hoặc không phù hợp. Giải pháp này có thể giúp tổ chức của bạn giám sát và bảo vệ thông tin nhạy cảm trên các hệ thống tại chỗ, vị trí trên nền điện toán đám mây và thiết bị điểm cuối.
2. Giải pháp NAC (Network Access Control)
NAC – Network Access Control là phương pháp kiểm soát truy cập mạng được sử dụng với mục đích bảo vệ và quản lý quyền truy cập của mạng riêng tư. Cụ thể, NAC giúp hạn chế quyền truy cập của các thiết bị và người dùng vào tài nguyên mạng dựa vào chính sách bảo mật.
Network Access Control có vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp lớn hiện nay. Hầu hết các chủ doanh nghiệp đều sử dụng NAC để kiểm soát các thiết bị và khách hàng đối với tài nguyên của họ. Đối với khách hàng không được cấp quyền nhưng cố gắng truy cập vào mạng thì đó là những tội phạm mạng, tin tặc và kẻ tấn công nguy hiểm mà các doanh nghiệp cần lưu ý.
NAC

Tính năng của NAC
  • Tính năng giới hạn quyền truy cập đối với người dùng và thiết bị ở một số khu vực mạng cụ thể.
  • Ngăn chặn các hành vi truy cập dữ liệu trái phép từ người dùng và thiết bị đáng ngờ.
  • Chặn quyền truy cập đối với các thiết bị không tuân thủ theo chính sách bảo mật của doanh nghiệp.
  • Áp dụng các chính sách bảo mật đối với tài nguyên mạng.
  • Tính năng nhận dạng giúp xác minh người dùng và thiết bị khỏi các mã độc hại.
  • Kết hợp nhiều phương pháp bảo vệ khác nhau
3. Giải pháp PAM (Privileged Account Manager)
Quản lý quyền truy nhập đặc quyền (PAM) là một giải pháp bảo mật danh tính giúp bảo vệ các tổ chức trước các mối đe dọa trên mạng bằng cách giám sát, phát hiện và ngăn chặn quyền truy nhập đặc quyền trái phép vào các tài nguyên quan trọng. PAM hoạt động thông qua sự kết hợp giữa con người, quy trình và công nghệ, đồng thời cho bạn biết được ai đang sử dụng các tài khoản đặc quyền và họ làm gì sau khi đăng nhập. Việc giới hạn số lượng người dùng có quyền truy nhập vào các chức năng quản trị sẽ tăng cường bảo mật hệ thống, trong khi các tầng bảo vệ bổ sung sẽ giảm thiểu hành vi vi phạm dữ liệu từ các tác nhân đe dọa.
PAM

Tính năng của PAM
- Cung cấp quyền truy nhập vừa đúng lúc vào các tài nguyên quan trọng
- Cho phép bảo mật quyền truy nhập từ xa bằng các cổng kết nối được mã hóa thay cho mật khẩu
- Giám sát các phiên đặc quyền để hỗ trợ kiểm tra
- Phân tích hoạt động đặc quyền bất thường có thể gây hại cho tổ chức, cơ quan
- Ghi lại các sự kiện tài khoản đặc quyền để kiểm tra tuân thủ
- Tạo báo cáo về quyền truy nhập và hoạt động của người dùng đặc quyền
- Bảo vệ DevOps với bảo mật mật khẩu tích hợp
4. Tường lửa Firewall
Tường lửa (Firewall) là một hệ thống an ninh mạng, có thể dựa trên phần cứng hoặc phần mềm, sử dụng các quy tắc để kiểm soát traffic vào, ra khỏi hệ thống. Tường lửa hoạt động như một rào chắn giữa mạng an toàn và mạng không an toàn. Nó kiểm soát các truy cập đến nguồn lực của mạng thông qua một mô hình kiểm soát chủ động. Nghĩa là, chỉ những traffic phù hợp với chính sách được định nghĩa trong tường lửa mới được truy cập vào mạng, mọi traffic khác đều bị từ chối.
FW

Các loại Firewall
- Packet-filtering firewalls (Firewall lọc gói)
Firewall lọc gói có nhiệm vụ kiểm tra địa chỉ nơi đến, nơi đi, giao thức và số cổng đích của gói tin khi đi qua nó. Gói tin sẽ không được truyền vào mạng khi vi phạm bộ quy tắc của tường lửa.
- Stateful inspection firewalls (Firewall kiểm tra trạng thái)
Firewall kiểm tra trạng thái hay còn gọi là tường lửa lọc gói động. Nó có chức năng kiểm tra trạng thái hoạt động và đặc điểm kết nối mạng của lưu lượng truy cập. Firewall trạng thái duy trì một bảng theo dõi tất cả các kết nối đang mở.
- Lớp ứng dụng và Firewall proxy
Khi các cuộc tấn công vào server web thì việc sử dụng tường lửa để bảo vệ lớp ứng dụng là điều cần thiết. Tường lửa proxy cung cấp tính năng lọc lớp ứng dụng và kiểm tra tải trọng của gói tin để phân biệt yêu cầu hợp lệ và mã độc.
- Next generation firewalls (NGFW)
Tường lửa thế hệ tiếp theo là phiên bản tiên tiến hơn tường lửa truyền thống. Loại này được tạo nên nhờ sự kết hợp của các loại khác với phần mềm và thiết bị bổ sung đi kèm. Ưu điểm của NGFW là tích hợp những điểm mạnh của mỗi loại để che đi hạn chế, yếu kém của các loại đó.
5. Giải pháp SIEM (Security Information and Event Management)
SIEM là kết hợp cả quản lý thông tin bảo mật (SIM) và quản lý sự kiện bảo mật (SEM) vào một hệ thống quản lý bảo mật. Công nghệ SIEM thu thập dữ liệu nhật ký sự kiện từ nhiều nguồn, xác định hoạt động sai lệch so với quy chuẩn bằng việc phân tích theo thời gian thực và thực hiện hành động thích hợp. SIEM cung cấp cho các tổ chức khả năng quan sát hoạt động trong mạng của họ để họ có thể ứng phó nhanh chóng với các cuộc tấn công qua mạng tiềm ẩn và đáp ứng các yêu cầu tuân thủ.
SIEM

Chức năng của SIEM

- Ghi nhật ký hoạt động quản lý: Hệ thống SIEM tập hợp lượng lớn dữ liệu vào một nơi, sắp xếp dữ liệu đó, rồi xác định xem trong đó có dấu hiệu của mối đe dọa, hoạt động tấn công hoặc vi phạm không.
- Liên hệ tương quan sự kiện: Dữ liệu sau đó được sắp xếp để xác định các mối quan hệ và mẫu, nhằm nhanh chóng phát hiện và ứng phó với các mối đe dọa tiềm ẩn.
- Giám sát và ứng phó với sự cố: Công nghệ SIEM giám sát các sự cố về bảo mật trên mạng của tổ chức và cung cấp các cảnh báo cũng như kiểm tra tất cả hoạt động liên quan đến sự cố.
- Hệ thống SIEM có thể giảm thiểu rủi ro trên mạng với một loạt các trường hợp sử dụng như phát hiện hoạt động đáng ngờ của người dùng, giám sát hành vi của người dùng, hạn chế các nỗ lực truy nhập và tạo báo cáo tuân thủ.

SIEM là một phần quan trọng trong hệ sinh thái an ninh mạng của tổ chức. SIEM cung cấp cho các nhóm bảo mật một vị trí trung tâm để thu thập, tổng hợp và phân tích khối lượng dữ liệu trong toàn doanh nghiệp, giúp đơn giản hóa quy trình bảo mật một cách hiệu quả. Đồng thời, SIEM cung cấp các chức năng hoạt động như báo cáo tuân thủ, quản lý sự cố và bảng thông tin ưu tiên hoạt động của mối đe dọa.

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây